Dòng chảy thương mại toàn cầu suy giảm trong quý I/2014

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Điều này cho thấy, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn chưa đạt được sự phục hồi bền vững và rộng khắp hơn 5 năm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Cục Phân tích chính sách kinh tế của Hà Lan (CPB) cho biết, khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu của thế giới trong tháng 3 thấp hơn 0,5% so với tháng 2. Tính cả quý I/2014, dòng chảy thương mại giảm 0,8% so với quý trước đó với mức tăng 1,5%.

Hàng tháng, CPB tổng hợp số liệu xuất khẩu và nhập khẩu của 96 nước trên toàn thế giới và khu vực châu Phi phụ cận Sahara. CPB là cơ quan chuyên cung cấp số liệu mới nhất về dòng chảy thương mại - là yếu tố có quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Trong cả quý I/2014, xuất khẩu từ các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á ghi nhận mức giảm lớn nhất với 4,5%. Trung và Đông Âu là khu vực duy nhất có hoạt động xuất khẩu tăng kỷ lục.

Nhập khẩu của các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á cũng chứng kiến mức giảm lớn nhất mặc dù xuất khẩu của Nhật Bản ghi nhận mức tăng đáng kể là 4,5%. Nguyên nhân là người dân Nhật Bản tăng cường chi tiêu trước đợt tăng thuế đầu tháng 4.

Theo CPB, xuất khẩu và nhập khẩu của Mỹ cũng giảm trong quý I/2014 trong khi dòng chảy thương mại của khu vực đồng euro không thay đổi nhiều.

Dòng chảy thương mại của thế giới suy giảm phù hợp với các bằng chứng khác phản ánh khởi đầu yếu kém của kinh tế toàn cầu.

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng từng cho biết tăng trưởng kinh tế của 34 nước thành viên đã suy giảm 2 quý liên tiếp tính đến tháng 3/2014. Phần lớn các nước thành viên của OECD là các nước phát triển, gồm cả Mỹ, Nhật Bản và Đức.

Trong bối cảnh các nền kinh tế đang phát triển lớn như Trung Quốc dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm nay, giới chuyên gia dự đoán rằng, kinh tế các nước phát triển sẽ là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn nghi ngờ về khả năng này khi nhìn vào sự suy yếu của các nền kinh tế phát triển trong 6 tháng qua.

Dòng chảy thương mại toàn cầu suy giảm trong quý I phần lớn là do kinh tế Mỹ gần như không tăng trưởng do thời tiết khắc nghiệt. Đa số các chuyên gia dự báo, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ phục hồi trở lại từ quý II trong khi kinh tế khu vực đồng euro cũng sẽ tăng tốc.

Vấn đề là hầu hết các cấp trong khu vực đồng euro, và Ngân hàng Trung ương châu Âu xuất hiện thiết lập để cắt giảm lãi suất cơ bản và có thể có các biện pháp khác để kích thích hoạt động khi hội đồng quản trị của nó tiếp theo đáp ứng trên 05 Tháng Sáu.

Tăng trưởng yếu kèm theo tỷ lệ lạm phát thấp tại hầu hết các nền kinh tế phát triển và một số nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là khu vực đồng euro. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có vẻ sẽ hạ mức lãi suất chuẩn và tiến hành các biện pháp khác để kích thích hoạt động kinh tế trong cuộc họp chính sách tiếp theo vào ngày 5/6.

Thành viên hội đồng ECB Jens Weidmann cho biết, các nhà hoạch định chính sách đã sẵn sàng thực hiện các biện pháp phi chuẩn để hạn chế rủi ro của lạm phát thấp.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho rằng, tình trạng suy yếu của nền kinh tế trong quý I chỉ là sự gián đoạn tạm thời. Fed có thể sẽ tiếp tục cắt giảm chương trình mua trái phiếu hàng tháng từng được tung ra để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Dòng chảy thương mại toàn cầu từng bị sụp đổ trong thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nhưng đã nhanh chóng phục hồi vào năm 2010. Kể từ đó, kinh tế đã tăng trưởng chậm lại và ổn định cho đến khi lại quay đầu giảm vào quý I năm nay.
Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments