Libor là gì?

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

LIBOR viết tắt từ London Interbank Offer Rate, vẫn được hiểu là lãi suất của các ngân hàng Anh trên thị trường liên ngân hàng ở London. 




Tuy nhiên LIBOR hiện nay không còn giới hạn trong thị trường liên ngân hàng ở London, nó đã trở thành một chuẩn lãi suất cho hầu hết các thị trường liên ngân hàng trên thế giới. Lý do vì hệ thống tài chính ở các nước phát triển đã gần như được toàn cầu hóa tuyệt đối, lãi suất liên ngân hàng cho một đồng tiền như USD có chênh lệch không đáng kể giữa các thị trường.

Hàng ngày một số ngân hàng lớn được British Banker Association (BBA) thu thập lãi suất cho một số đồng tiền lớn mà họ đã hoặc có thể vay không thế chấp được trên thị trường liên ngân hàng London ngày hôm trước. Số lượng ngân hàng cho một đồng tiền không cố định, với thị trường Mỹ là 16 ngân hàng (có thể xem danh sách ở website của BBA). Khi nhận được 16 số báo cáo, BBA loại bỏ 4 số lớn nhất và 4 số nhỏ nhất rồi lấy trung bình 8 số còn lại (trimmed mean). Kết quả này được gọi là USD LIBOR fixing. LIBOR fixing được thu thập cho các thời hạn vay ngắn hạn (qua đêm, 1 tuần, 1 tháng, ... đến 12 tháng), nhưng phổ biến nhất và quan trọng nhất là lãi suất qua đêm (overnight) và lãi suất 3 tháng. Rất nhiều, nếu không muốn nói là đa số, các hợp đồng vay thương mại khác đều sử dụng LIBOR làm lãi suất tham chiếu, nghĩa là lãi suất của hợp đồng vay sẽ là LIBOR + xx%. Bởi vậy LIBOR có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế thực

Những ngày này, khi cuộc khủng hoảng đang vào cao trào LIBOR tăng đột biến và ngày hôm qua (10/10) 3 month USD LIBOR fixing đã lên đến 4.82%. Tuy nhiên điềm quan trọng hơn là chênh lệch giữa số lớn nhất và số nhỏ nhất trong 16 số được báo cáo cũng tăng lên đột biến. Trung bình các năm trước đây, con số này chỉ khoảng 1-2bps. Khi cuộc khủng hoảng bùng nổ tháng 8 năm ngoái, nó tăng vọt lên 20-30bps, và từ giữa tháng 9 đến nay nó đã vượt quá 100bps (xem đồ thị bên dưới).

Một số nhà phân tích cho rằng việc Libor tăng vọt và nhất là chênh lệch giữa các con số báo cáo cũng tăng vọt chứng tỏ thị trường liên ngân hàng đã không còn hoạt động. Một tiêu chí nữa mà báo chí gần đây hay nhắc đến là Ted spread, là chênh lệch giữa 3 month USD Libor với 3 month US Treasury note. Ted spread vẫn được hiểu là risk premium cho các ngân hàng vì Treasury yield gần như là risk free. Cho nên khi Ted spread tăng cao cũng đồng nghĩa các ngân hàng không còn tin tưởng nhau nữa.

Hôm qua James Bianco của Arbor Research đã nhận định rằng thị trường liên ngân hàng tê liệt và LIBOR/Ted spread tăng vọt có một phần do Fed đã bơm vào thị trường một lượng liquidity quá lớn. Trước đây các ngân hàng phải vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng để bù đắp thiếu hụt vốn (hay working capital) trong ngắn hạn. Bây giờ Fed (và cả các ngân hàng trung ương khác) đã làm thay vai trò của thị trường này khi cung cấp gần như không hạn định liquidity với một lãi suất khá thấp. Bởi vậy không còn ngân hàng nào có incentive đi vay liên ngân hàng nữa. (Update 17/10: Joseph Calhoun cũng đồng ý với nhận định này).

Một câu hỏi đặt ra là vậy tại sao 16 ngân hàng không báo cáo lãi suất cho họ có thể vay liên ngân hàng gần với lãi suất mà Fed cho vay (Fed fund rate)? Câu trả lời nằm ở chỗ lợi nhuận của các ngân hàng phụ thuộc vào LIBOR. Nhớ lại là các hợp đồng thương mại có lãi suất thường là LIBOR + xx%, cho nên nếu LIBOR cao thì các ngân hàng sẽ có lợi (Update 13/10: Steve Waldman ví von các ngân hàng cố tình để Libor cao như là một loại thuế đánh vào các khu vực kinh tế khác trong nền kinh tế - Update 17/10: Tổng số debt contracts trên toàn thế giới dùng Libor làm lãi suất chuẩn lên tới $300 trillion.). 

Trong điều kiện bình thường LIBOR không thể tăng quá cao vì các ngân hàng sẽ cạnh tranh nhau đẩy LIBOR xuống gần với target rate. Nếu thị trường thiếu liquidity thì ngân hàng trung ương sẽ bơm ra và không sớm thì muộn các ngân hàng sẽ phải đem ra thị trường liên ngân hàng cho vay. Trong tình hình hiện nay, không còn ngân hàng nào cho vay liên ngân hàng nên dù ai có thừa vốn họ cũng cất đi để phòng ngừa rủi ro chứ không cho vay nữa. Đó là lý do tại sao LIBOR vẫn rất cao dù Fed đã bơm rất nhiều liquidity vào hệ thống.

Một điều đáng lưu ý nữa là Fed vừa tuyên bố sẽ bắt đầu trả lãi suất cho reserve mà các ngân hàng gửi tại Fed (-10bps on required reserve, -75bps on excess reserve; Update 22/10: Fed tăng lãi suất cho excess reserve lên target rate - 35bps). Đây là điều Fed đã xin được thực thi từ lâu như mãi đến cuối năm 2006 mới được QH Mỹ thông qua và điều luật được thông qua chỉ cho Fed thực hiện việc trả lãi này từ năm 2011. Tuy nhiên trong lần bỏ phiếu cho Paulson plan, QH Mỹ đã đồng ý cho phép Fed rút ngắn thời gian chờ đợi và bắt đầu trả lãi từ tháng 10/2008. Điều này rất cần thiết trong giai đoạn này khi Fed phải bơm liquidity liên tục để tránh effective fed fund rate bị đẩy xuống zero. Nhưng rất có thể nó sẽ làm tăng thêm incentive cho các ngân hàng tiếp tục không tham gia vào thị trường liên ngân hàng.

Một điểm thú vị là Swiss National Bank thực hiện chính sách tiền tệ của mình bằng cách target 3 month CHF LIBOR chứ không phải reserve rate như Fed.


Nguồn Kinhtetaichinh.blogspot.com
Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments