Kinh tế Nhật Bản giảm đà tăng trưởng trong quý 3

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng ở mức 1,1%/năm trong quý 3 năm nay.

Chính phủ Nhật Bản ngày 9/12 cho biết kinh tế Nhật Bản tăng trưởng ở mức 1,1%/năm trong quý 3 năm nay trên cơ sở điều chỉnh lạm phát, giảm so với dữ liệu ban đầu trong bối cảnh điều chỉnh giảm chi tiêu vốn.

Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế giai đoạn từ tháng 7-9/2013, tổng giá trị các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước, tăng 0,3% so với quý trước, đánh dấu quý thứ tư liên tiếp tăng.

Trong báo cáo đầu tiên ra ngày 14/11, Chính phủ Nhật Bản cho biết nền kinh tế tăng trưởng thực tế 1,9% hàng năm trong ba tháng quý 3 nhờ gói đầu tư công quy mô lớn của nước này.

Đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp, được Nội các thủ tướng Shinzo Abe coi là then chốt trong phục hồi kinh tế, bắt đầu giảm tốc so với mức 0,2% dữ liệu ban đầu.

Tiêu dùng tư nhân chiếm khoảng 60% GDP của Nhật Bản, tăng nhẹ lên mức 0,2% so với mức 0,1 trước đó.

Xuất khẩu giảm 0,6% và nhập khẩu tăng 2,2%, tương tự như báo cáo ban đầu. Nhập khẩu tăng do nhu cầu về khí đốt và dầu lửa của các công ty điện lực gia tăng để sản xuất điện dựa trên nhiên liệu hoá thạch như là một lựa chọn thay thế cho điện hạt nhân sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima hồi tháng 3/2011. Nhật Bản phụ thuộc vào nhập khẩu hơn 90% nhu cầu năng lượng.

Trong khi đó, đầu tư công tăng 6,5% không thay đổi so với báo cáo ban đầu nhờ gói kích thích kinh tế lớn của Chính phủ tăng mạnh chi tiêu tài chính, một trong ba mũi tên của chính sách “Abenomics” cùng với việc nới lỏng tiền tệ và chính sách tăng trưởng kinh tế nhằm tiếp thêm sinh lực cho đầu tư ở khu vực tư nhân

Trên danh nghĩa hoặc chưa điều chỉnh thay đổi giá, kinh tế Nhật Bản trong quý 3 tăng trưởng 0,3% so với quý trước, giảm so với mức tăng 0,4% theo dữ liệu ban đầu.

Dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản cùng ngày cũng chỉ ra rằng số dư tài khoản vãng lai thâm hụt lần đầu tiên trong chín tháng đầu năm. Nguyên nhân là tăng nhập khẩu nhiên liệu nhiều hơn so với mức tăng trong lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư trực tiếp.

Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết thâm hụt tài khoản, một trong những thước đo lớn nhất của thương mại quốc tế, đứng ở mức 127,9 tỷ yen.

Cán cân thương mại hàng hóa bị thâm hụt 1.090 tỷ yen trong tháng 10/2013 khi nhập khẩu tăng 28,2% so với năm trước lên mức 6.930 tỷ yen do tăng nhập khẩu dầu lửa và khí tự nhiên hóa lỏng trong khi xuất khẩu tăng 17,9% lên mức 5.830 tỷ yen.

Trong cùng tháng, đồng yen Nhật giảm so với đồng USD tới 23,9% so với mức trung bình và 30,2% so với đồng euro.

Đồng yen yếu thông thường sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Nhật Bản và tăng giá trị doanh thu ở nước ngoài đồng thời cũng đẩy chi phí nhập khẩu tăng cao. Tài khoản thu nhập, phản ánh việc Nhật Bản được gì từ đầu tư nước ngoài, tăng 9,1% vào tháng 10/2013, đánh dấu tháng thứ hai liên tiếp tăng./.

Nguồn Kinh tế Nhật Bản giảm đà tăng trưởng trong quý 3
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng ở mức 1,1%/năm trong quý 3 năm nay.
Chính phủ Nhật Bản ngày 9/12 cho biết kinh tế Nhật Bản tăng trưởng ở mức 1,1%/năm trong quý 3 năm nay trên cơ sở điều chỉnh lạm phát, giảm so với dữ liệu ban đầu trong bối cảnh điều chỉnh giảm chi tiêu vốn.

Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế giai đoạn từ tháng 7-9/2013, tổng giá trị các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước, tăng 0,3% so với quý trước, đánh dấu quý thứ tư liên tiếp tăng.

Trong báo cáo đầu tiên ra ngày 14/11, Chính phủ Nhật Bản cho biết nền kinh tế tăng trưởng thực tế 1,9% hàng năm trong ba tháng quý 3 nhờ gói đầu tư công quy mô lớn của nước này.

Đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp, được Nội các thủ tướng Shinzo Abe coi là then chốt trong phục hồi kinh tế, bắt đầu giảm tốc so với mức 0,2% dữ liệu ban đầu.

Tiêu dùng tư nhân chiếm khoảng 60% GDP của Nhật Bản, tăng nhẹ lên mức 0,2% so với mức 0,1 trước đó.

Xuất khẩu giảm 0,6% và nhập khẩu tăng 2,2%, tương tự như báo cáo ban đầu. Nhập khẩu tăng do nhu cầu về khí đốt và dầu lửa của các công ty điện lực gia tăng để sản xuất điện dựa trên nhiên liệu hoá thạch như là một lựa chọn thay thế cho điện hạt nhân sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima hồi tháng 3/2011. Nhật Bản phụ thuộc vào nhập khẩu hơn 90% nhu cầu năng lượng.

Trong khi đó, đầu tư công tăng 6,5% không thay đổi so với báo cáo ban đầu nhờ gói kích thích kinh tế lớn của Chính phủ tăng mạnh chi tiêu tài chính, một trong ba mũi tên của chính sách “Abenomics” cùng với việc nới lỏng tiền tệ và chính sách tăng trưởng kinh tế nhằm tiếp thêm sinh lực cho đầu tư ở khu vực tư nhân

Trên danh nghĩa hoặc chưa điều chỉnh thay đổi giá, kinh tế Nhật Bản trong quý 3 tăng trưởng 0,3% so với quý trước, giảm so với mức tăng 0,4% theo dữ liệu ban đầu.

Dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản cùng ngày cũng chỉ ra rằng số dư tài khoản vãng lai thâm hụt lần đầu tiên trong chín tháng đầu năm. Nguyên nhân là tăng nhập khẩu nhiên liệu nhiều hơn so với mức tăng trong lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư trực tiếp.

Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết thâm hụt tài khoản, một trong những thước đo lớn nhất của thương mại quốc tế, đứng ở mức 127,9 tỷ yen.

Cán cân thương mại hàng hóa bị thâm hụt 1.090 tỷ yen trong tháng 10/2013 khi nhập khẩu tăng 28,2% so với năm trước lên mức 6.930 tỷ yen do tăng nhập khẩu dầu lửa và khí tự nhiên hóa lỏng trong khi xuất khẩu tăng 17,9% lên mức 5.830 tỷ yen.

Trong cùng tháng, đồng yen Nhật giảm so với đồng USD tới 23,9% so với mức trung bình và 30,2% so với đồng euro.

Đồng yen yếu thông thường sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Nhật Bản và tăng giá trị doanh thu ở nước ngoài đồng thời cũng đẩy chi phí nhập khẩu tăng cao. Tài khoản thu nhập, phản ánh việc Nhật Bản được gì từ đầu tư nước ngoài, tăng 9,1% vào tháng 10/2013, đánh dấu tháng thứ hai liên tiếp tăng./.

Nguồn Vietnamplus
Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments